Trà được giới thiệu với người Nhật từ đầu thế kỷ thứ chín, mặc dù thành công thực sự của nó đạt được vào năm 1191, nhờ thiền sư Eisai Zenji đến từ Trung Quốc. Mang theo một túi hạt giống và óc sáng tạo, ông đã gieo hạt ở ba nơi, bao gồm cả quận Uji gần Kyoto – hiện nay vẫn là một trong những nơi sản xuất trà chất lượng nhất thế giới. Nối tiếp thành công của thức uống này là nghệ thuật trà đạo – một triết lý trân trọng những điều đơn giản của cuộc sống trong văn hóa Nhật Bản.
Chanoyu – Nghệ thuật trà đạo
Chanoyu là một nghi thức có lịch sử lâu đời của Nhật Bản. Phiên bản đơn giản nhất đã từng được tạo nên bởi các samurai đáng sợ, với các dụng cụ pha trà giống như thanh kiếm của họ. Sự kiện chính diễn ra trong một khu nhà tối giản, ở cuối một lối đi trong vườn (roji), nơi có một phòng trà khiêm tốn với các vật dụng gợi lên sự nghèo khó. Tinh thần wabi đáng trân trọng này lan tỏa theo chanoyu. Buổi thưởng trà được tổ chức bởi các bậc thầy trà đạo, chỉ có khăn ăn và gáo tre là mới, những thứ còn lại đều đã cũ, và các vị khách ghé thăm cần ăn mặc và cư xử một cách phù hợp.
Phòng trà là một nơi đặc biệt cần sự bất đối xứng. Ví dụ, nếu có một bình hoa tươi thì không thể có bông hoa giả nào, hay nếu bình trà hình tròn, thì bình nước phải có hình dạng khác.
Năm lời khuyên cho một buổi trà đạo
- Ăn tất cả, hoặc không ăn gì cả.
- Dành lời khen cho những dụng cụ pha trà.
- Ăn mặc khiêm tốn, vì theo người Nhật: “Khi một người tô điểm cho mình thật lộng lẫy, người đó không có tư cách tiếp cận cái đẹp.”
- Hoàn thiện nhưng điều không hoàn hảo trong tâm hồn. Cũng giống như trân trọng vẻ đẹp xung quanh, bạn nên dành thời gian nhìn lại chính mình.
- Tìm hiểu (dù chỉ một chút) trước khi đến buổi trà.
Sau khi vào phòng trà theo thứ tự thích hợp, các vị khách sẽ dành thời gian chiêm ngưỡng tokonoma (một không gian “lõm” trong phòng khách, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật) và ngắm nhìn lò sửa trước khi ngồi xuống chỗ của họ. Buổi trà sẽ bắt đầu bằng một bữa ăn nhẹ và rượu sake, và sau đó là một loại trà đặc (koi-cha) được đựng trong bình gốm, tiếp theo là trà nhẹ (usu-cha) đựng trong bình gỗ sơn mài. Cuối buổi trà là thời gian trò chuyện với chủ đề xoay quanh các câu hỏi về tokonoma hay các dụng cụ pha trà của chủ nhà.

Khi buổi trà kết thúc, sukiya (phòng trà) sẽ được gỡ bỏ hết các nhạc cụ, cũng như các đồ vật trang trí của tokonoma. Người Nhật tin rằng việc trưng bày vĩnh viễn các bức tranh và đồ trang trí là không cần thiết. Ngay cả những bức tranh đẹp nhất cũng ít khi được trưng bày, ngay cả ở những ngôi nhà giàu có nhất. Sự tinh khiết của trà đạo bắt nguồn từ các tu viện Zen tối giản. Tất cả các bậc thầy về trà đều là học viên của Zen, và rất nhiều khu vườn tuyệt vời ở Nhật Bản được thiết kế bởi những bậc thầy trà đạo.
Những địa điểm nổi tiếng được dùng để tổ chức buổi thưởng trà
Takasugi-an (phòng trà trên không) là một điểm nổi bật của kiến trúc đương đại Nhật Bản. Nằm trên đỉnh hai cây hạt dẻ đã chết ở Chino, tỉnh Nagano, Terunobu Fujimori là một ngôi nhà hình khối khổng lồ kết hợp hài hòa giữa các đặc điểm truyền thống và yếu tố hiện đại.

Phòng trà Kaboku nằm gọn gàng trong cửa hàng Ippodo ở Kyoto là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất khi nói về trà đạo Nhật Bản. Phòng trà được thiết kế rất tao nhã, mang đậm tính giáo dục và tương tác với trà qua những hoạt động đa dạng, từ việc chọn lá trà cho tới sản xuất bia và nếm thử đồ uống.

Hirano-ya, một phòng trà đã hơn 400 năm tuổi nằm trong khu rừng mùa thu gần Kyoto. Nó được xây dựng với mục đích làm điểm dừng chân cho các cuộc hành hương lên núi Atago. Hirano-ya mang đến cho du khách nhiều loại trà và các món ăn ngon của Nhật Bản như ayu (cá ngọt) và yudofu (đậu hũ nóng).

Phòng trà Jo-an – một dấu ấn lịch sử, một báu vật quốc gia: nép mình trong khu vườn Urakuen, được xây dựng vào năm 1618 bởi Oda Uraku, một đệ tử của Sen Rikyu, sức hấp dẫn của phòng trà không hề thay đổi theo thời gian và hiện nay vẫn là một trong những phòng trà hàng đầu tại Nhật Bản.


Không hẳn là một phòng trà, nhưng Đền Kozanji ở Kyoto – nơi đã được công nhận là Di sản Thế giới cũng là một địa điểm nổi tiếng để thưởng trà vì đây là mảnh đất đã ươm mầm những hạt trà đầu tiên do thiền sư người Trung Quốc mang tới.

Theo World Nomads